Kỷ niệm 90 năm ngày truyền thống công tác Dân vận của Đảng

       Trong mỗi giai đoạn lịch sử cách mạng, công tác dân vận có phương thức, nội dung khác nhau nhưng đều nhằm mục tiêu vận động tất cả các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia vào các phong trào thi đua yêu nước; tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc; củng cố và tăng cường mối quan hệ máu thịt giữa Đảng với nhân dân.

 

Các đại biểu tham gia khởi công xây dựng nhà “Đoàn kết”

       Thật vậy, sau Hội nghị thành lập Đảng Bác Hồ của chúng ta đã ra lời kêu gọi công nhân, nông dân, binh lính, thanh niên, học sinh và toàn thể đồng bào bị áp bức, bóc lột; trong đó Người nhấn mạnh “Từ nay anh chị em chúng ta cần phải gia nhập Đảng, ủng hộ Đảng và đi theo Đảng để hoàn thành nhiệm vụ mà Đảng đề ra”. Sau cao trào cách mạng 1930 – 1931, phong trào đấu tranh đòi dân sinh, dân chủ 1936 – 1939, phong trào Phản đế 1939 – 1941 và phong trào Mặt trận Việt Minh 1941 -1945, với chủ trương mở rộng chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc và công tác Mặt trận, Đảng đã tập hợp đông đảo các tầng lớp nhân dân, bao gồm nhân sĩ, trí thức, tư sản dân tộc và cả ngoại kiều...các hình thức đấu tranh công khai, hợp pháp, nữa hợp pháp đã tạo nên bước phát triển mới trong xây dựng lực lượng chính trị quần chúng. Với khí thế của cả dân tộc, thực hiện phương châm kết hợp chặt chẽ giữa đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang, phát triển từ khởi nghĩa từng phần tiến tới tổng khởi nghĩa. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự tham gia của các tầng lớp Nhân dân Cách mạng Tháng Tám đã thành công, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa; kết quả đó đã minh chứng cho tính đúng đắn của Cương lĩnh chính trị đầu tiên, đồng thời là thắng lợi công tác dân vận của Đảng.

       Sau khi thành lập nước, Đảng ta phải đối mặt với muôn vàn khó khăn, thử thách “thù trong, giặc ngoài”; với đường lối toàn dân, toàn diện, lâu dài, dựa vào sức mình là chính Đảng ta đã đề ra chủ trương phải huy động được sức mạnh của toàn dân tộc, vừa lãnh đạo toàn dân kháng chiến ở miền Nam, vừa xây dựng thực lực mọi mặt cho Nhà nước Dân chủ Cộng hòa. Phong trào thi đua ái quốc là hình thức tập hợp toàn dân do Bác Hồ phát động , nhanh chóng được mọi tầng lớp nhân dân hưởng ứng sâu rộng, tạo sức mạnh cho cuộc kháng chiến kiến quốc. Sức mạnh của công tác dân vận đã lan tỏa trong nhân dân làm cho nhân dân hăng say sản xuất, chiến đấu và làm tốt công tác địch vận dành thắng lợi trong chiến dịch Điện Biên Phủ, tạo sức mạnh tiền đề vững chắc trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954 – 1975).

       Trong điều kiện đất nước tạm thời bị chia cắt hai miền, Đảng ta luôn quan tâm củng cố, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng Mặt trận và các đoàn thể nhân dân vững mạnh, thực sự là cầu nối giữa Đảng với nhân dân, Nhà nước với nhân dân. Nhờ chú trọng đổi mới nội dung và phương thức công tác dân vận trong các cấp, các ngành, các tầng lớp nhân dân trong nước và nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới; phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc kết hợp với sức mạnh thời đại để đạt được những thành tựu đáng khích lệ trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, làm hậu phương vững chắc để chi viện cho chiến trường miền Nam đấu tranh chống đế quốc Mỹ và tay sai tiến tới giải phóng Miền Nam, thống nhất Tổ quốc, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước. Với đại thắng mùa Xuân năm 1975, nước ta đã bước sang một thời kỳ mới – thời kỳ hòa bình, độc lập, thống nhất, cả nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội.

       Sau 30 năm chiến tranh, cả nước bước vào thời kỳ mới xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa với nhiều khó khăn, thách thức. Đảng đã vận động nhân dân khắc phục hậu quả chiến tranh, vượt qua khủng hoảng kinh tế - xã hội trầm trọng và kéo dài, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, làm tròn nghĩa vụ quốc tế đối với Lào, Campuchia, bảo vệ vững chắc thành quả cách mạng, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

       Bước vào thời kỳ đổi mới, nhằm phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc tiến hành sự nghiệp đổi mới toàn diện và đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Đảng ta tiếp tục đổi mới công tác dân vận như ban hành nhiều chỉ thị, nghị quyết chuyên đề; đặc biệt là Nghị quyết số 25-NQ/TW, ngày 03/6/2013 về “Tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới”. Nghị quyết khẳng định và làm sâu sắc thêm 5 quan điểm, 7 nhiệm vụ nhằm tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII (2016) tiếp tục nhấn mạnh nội dung phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân và công tác dân vận trong xây dựng đảng, yêu cầu tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với nhân dân, củng cố vững chắc niềm tin của nhân dân đối với Đảng, vận động nhân dân thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phát huy sức mạnh to lớn của nhân dân, tạo thành phong trào cách mạng rộng lớn xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

      Những năm qua (tính từ năm 2015 đến nay), dưới sự lãnh đạo của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện, công tác dân vận gắn với công tác xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức đã được đổi mới và đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ. Công tác dân vận của các cơ quan Nhà nước đạt kết quả tích cực; ý thức trách nhiệm, tinh thần gương mẫu của cán bộ, đảng viên, nhất là những người đứng đầu được nâng lên. Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, hướng về cơ sở, tăng cường hoạt động giám sát, phản biện, góp ý xây dựng Đảng, chính quyền. Các phong trào, cuộc vận động  ngày càng có hiệu quả; nhất là cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” từng bước đi vào thực chất, kết quả bình xét hộ đạt gia đình đạt văn hoá hàng năm có 85-90% số hộ đạt gia đình văn hóa; cuộc vận động lập quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” đạt 4.229.812.400 đồng, đạt 136,54% so với kế hoạch; quỹ “Vì người nghèo” được 2.406.684.562 đồng, đạt 160,4% so với kế hoạch; đồng thời đã hỗ trợ xây hơn 50 căn nhà với số tiền trên 2 tỷ đồng; phong trào “chung sức, chung lòng xây dựng nông thôn mới” với sự quyết tâm vào cuộc của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội đã làm thay đổi bộ mặt nông thôn, nhiều đường nông thôn được bê tông hóa cứng với chiều dài hàng chục km.

       Tuy nhiên, công tác dân vận vẫn chưa đáp ứng yêu cầu của tình hình mới, nhận thức về công tác dân vận, công tác nắm bắt tình hình trong Nhân dân, vai trò gương mẫu của cán bộ, đảng viên chưa cao; việc thể chế đường lối, chủ trương của Đảng và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật của Nhà nước; công tác dân vận, tuyên truyền, giải quyết khiếu kiện còn phức tạp kéo dài... Nguyên nhân chủ yếu là do năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của một số tổ chức đảng, nhất là ở cơ sở; một số nơi vai trò tiên phong, nòng cốt của cán bộ, đảng viên còn mờ nhạt; một số chủ trương, chính sách, chương trình phát triển kinh tế - xã hội còn chậm và chưa hiệu quả, cá biệt có chủ trương, chính sách chưa được sự đồng thuận cao của nhân dân; chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác dân vận chưa đáp ứng yêu cầu của tình hình mới

       Để tiếp tục đẩy mạnh công tác dân vận của Đảng, các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền và cả hệ thống chính trị cần thực hiện một số giải pháp sau:

       Một là: Tiếp tục tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và hành động về công tác dân vận của các cấp ủy đảng, hệ thống chính trị; phát huy vai trò Nhân dân tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước trong sạch vững mạnh.

       Hai là: Tập trung làm tốt công tác dân vận của các cơ quan nhà nước các cấp.

       Ba là: Đổi mới nội dung, phương thức hoạt động và tổ chức của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội, các hôị quần chúng theo hướng cọ trọng tâm, hiệu quả; nâng cao hiệu quả giám sát và phản biện của Nhân dân thông qua Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức đoàn thể.

       Bốn là: Đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước, thực hiện tốt phong trào thi đua “Dân vận khéo”, tích cực tuyên truyền, biểu dương, nhân rộng các mô hình điển hình về công tác dân vận.

       Năm là; Đẩy mạnh công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, công tác phòng, chống tham nhũng, nâng cao vai trò trách nhiệm và tính gương mẫu của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, các cơ quan, tổ chức, kiên quyết đấu tranh với với những quan điểm, luận điệu sai trái.

       Sáu là: Tăng cường phối hợp, thực hiện Quy chế công tác dân vận của hệ thống chính trị; xây dựng cơ chế phối hợp giữa chính quyền, các cơ quan, tổ chức với Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp; tích cực đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Đảng về công tác dân vận.

       Kỷ niệm 90 năm ngày truyền thống công tác Dân vận của Đảng, (15/10/1930 - 15/10/2020) giữa lúc huyện nhà đang nỗ lực phấn đấu thực hiện thắng lợi các chương trình kinh tế - xã hội năm 2020; lập thành tích chào mừng Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII. Hơn lúc nào hết, các cấp, các ngành, mọi cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân phát huy cao độ tinh thần yêu nước, tạo khí thế mới, quyết tâm mới, sẵn sàng vượt qua mọi khó khăn, thử thách, ra sức thi đua thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội mà Nghị quyết Đại hội Đại biểu huyện Đảng bộ lần thứ IX, nhiệm kỳ 2020 – 2025 đã đề ra./.


Các tin khác