Nhìn lại 15 năm: Chương trình liên tịch giữ Hội Liên hiệp phụ nữ và Ngân hàng chính sách xã hội

 Sau khi Chính phủ ban hành Nghị định định số 78/2002/NĐ-CP về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác vay ưu đãi phục vụ sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm cải thiện đời sống, góp phần thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói, giảm nghèo, ổn định xã hội; Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Hàm Thuận Nam đã ký kết chương trình liên tịch với Ngân hàng chính sách xã hội (CSXH) Chi nhánh Hàm Thuận Nam; đồng thời xác định trách nhiệm của mỗi bên trong ký kết liên tịch cho vay ủy thác.

Qua 15 năm thực hiện tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân mỗi năm là 1%, cụ thể năm 2003 là 13,29% đến năm 2016 tỷ lệ hộ nghèo còn 2,86%; từ 02 Chương trình cho vay đến nay đã có 12 Chương trình với tổng số vốn dư nợ là 101 tỷ đồng cho 4.275 hộ vay; tỷ lệ nợ quá hạn được duy trì ở mức độ cho phép là 0,3%.

Để có được kết quả đó, Ban Thường vụ Hội LHPN huyện không ngừng chỉ đạo Hội phụ nữ cơ sở tăng cương công tác tuyên truyền mục đích, ý nghĩa  của việc ủy thác cho vay vốn Ngân hàng chính sách; tổ chức tuyên truyền các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước có liên quan đến chính sách tín dụng, ưu đãi. Đồng thời, phân công cán bộ phụ trách theo dõi, hướng dẫn các cơ sở Hội thực hiện việc ủy thác và sử dụng phí ủy thác đúng quy định; đối với Tổ tiết kiệm và vay vốn thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các nội dung ủy thác của Ngân hàng CSXH và thường xuyên rà soát, củng cố để đảm bảo việc thu hồi lãi hàng tháng, không để nợ phát sinh; tập trung xử lý nợ quá hạn, lãi tồn động từ các chương trình giải quyết việc làm, cho vay xuất khẩu lao động nhằm bảo tồn nguồn vốn và nâng cao chất lượng tín dụng. Duy trì định kỳ họp giao ban, thông tin, báo cáo giữa Hội với Ngân hàng khi có vấn đề vướng mắc, phát sinh; góp phần nâng cao chất lượng hoạt động ủy thác nguồn vốn của Ngân hàng CSXH và thực hiện tốt nhiệm vụ “Hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế gia đình”.

Song song với công tác tuyên truyền, củng cố, kiện toàn các Tổ tiết kiệm và vây vốn, Hội cũng đã tổ chức 261 đợt kiểm tra nguồn vốn tại 13/13 xã, thị trấn và 110 Tổ tiết kiệm và vay vốn.  Đồng thời, phối hợp với Ngân hàng CSXH tổ chức tập huấn về các nội dung liên tịch và các văn bản thỏa thuận thực hiện các nội dung ủy thác cho vay qua tổ chức Hội; quy trình xét chọn đối tượng cho vay, các chương trình tín dụng cho vay vùng đồng bao dân tộc khó khăn, giải quyết việc làm...góp phần làm hạn chế nạn cho vay nặng lãi ở vùng sâu, vùng xa, giúp chị em phụ nữ tiếp cận được vốn để chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, mua sắm các trang thiết bị phục vụ cho sản xuất.

Từ nguồn vốn ủy thác của Ngân hàng CSXH đã tạo điều kiện cho cán bộ Hội đi sâu, đi sát cơ sở để thu hút phụ nữ tham gia vào tổ chức Hội. Thông qua các buổi sinh hoạt Tổ vay vốn lồng ghép phổ biến các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; đồng thời, giúp chị em chia sẻ kinh nghiệm trong cuộc sống, kinh nghiệm nuôi dạy con cái và xây dựng gia đình hạnh phúc làm cho mối quan hệ cộng đồng ngày càng mở rộng hơn./.


Các tin khác