Hàm Thuận Nam: Qua 10 năm thực hiện Nghị quyết 23 của Tỉnh ủy (khóa X) về đào tạo nghề, giải quyết việc làm

10 năm qua, thông qua các loại hình đào tạo nghề, đã tổ chức đào tạo nghề cho 3.195 /3.895 lao động, đạt 82,03%; giải quyết việc làm cho 23.850/ 22.100 lao động, đạt 108% kế hoạch

Ảnh: Đăng Đính

Qua 10 năm, các cấp, các ngành có nhiều cố gắng triển khai thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TU của Tỉnh ủy (khóa X) và 04 năm thực hiện Kết luận số 93-KL/TU của Tỉnh uỷ (khóa XI) về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TU của Tỉnh ủy về đào tạo nghề, giải quyết việc làm và đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận, nổi rõ là: Các cấp uỷ, chính quyền đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện khá tốt về công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm; các ngành nghề đào tạo cơ bản đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội của địa phương. Nhận thức về dạy và học nghề của xã hội có bước chuyển biến tiến bộ, nhu cầu học nghề trong xã hội ngày càng tăng. Các hình thức đào tạo đa dạng hơn theo hướng xã hội hoá và sát với nhu cầu người lao động, chú ý đào tạo tại chỗ cho lao động nông thôn; số lượng lao động được đào tạo tăng khá; cơ sở vật chất, trang thiết bị của Trung tâm dạy nghề huyện được quan tâm đầu tư, phục vụ tốt hơn cho việc dạy nghề và học nghề của người lao động; chương trình dạy nghề được xây dựng, thẩm định theo đúng quy định. Các chính sách hỗ trợ dạy nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn được thực hiện đầy đủ, tạo điều kiện thuận lợi và thu hút đông đảo các đối tượng tham gia học nghề. Các hoạt động dịch vụ giới thiệu việc làm được tổ chức nhiều hơn. Nguồn vốn vay từ quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm ngày càng phát huy hiệu quả; sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, mở rộng ngành nghề nông thôn… đã tạo thêm nhiều việc làm mới cho người lao động. Kết quả giải quyết việc làm hàng năm vượt chỉ tiêu đề ra, hạn chế dần tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm trên địa bàn huyện. Những kết quả trên đã thiết thực góp phần xoá đói giảm nghèo, giữ vững trật tự an toàn xã hội, xây dựng nông thôn mới, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội của huyện nhà.

10 năm qua, thông qua các loại hình đào tạo nghề, đã tổ chức đào tạo nghề cho 3.195 /3.895 lao động, đạt 82,03%; giải quyết việc làm cho 23.850/ 22.100 lao động, đạt 108% kế hoạch.

Để đạt được kết quả trong những năm tới, huyện Hàm Thuận Nam tiếp tục chỉ đạo các cấp, các ngành, các địa phương phải tập trung tổ chức thực hiện có hiệu quả về công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm nói chung, cho lao động nông thôn nói riêng. Các cấp ủy tiếp tục quán triệt trong cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và quần chúng nhân dân về ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm, phải xem đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của địa phương, đơn vị từ đó xây dựng chương trình, kế hoạch cụ thể, đề ra biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo tập trung để thực hiện cho được các mục tiêu đã đề ra. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức tự giác, tích cực tham gia học nghề và tự tạo việc làm cho người lao động; đồng thời làm cho mọi người nhận thức rõ việc đào tạo nghề, giải quyết việc làm không chỉ là trách nhiệm của Nhà nước, mà trước hết là quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của mỗi gia đình và có sự tham gia của các thành phần kinh tế, nhằm góp phần xây dựng nông thôn mới và phát triển kinh tế-xã hội bền vững. Tích cực triển khai các giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đào tạo nghề; đa dạng hoá các phương thức đào tạo nghề; đào tạo các ngành nghề theo định hướng phát triển của huyện, nhất là chế biến nông-lâm-thuỷ sản, ngành nghề nông thôn, dịch vụ, du lịch và nhu cầu phát triển của thị trường lao động. Đẩy mạnh xã hội hóa dạy nghề, mở rộng mạng lưới đào tạo nghề, gắn với chính sách học nghề theo Đề án của Chính phủ. Tạo điều kiện để lao động nông thôn tham gia học nghề phù hợp với trình độ học vấn, điều kiện kinh tế và nhu cầu học nghề của mình. Tổ chức tốt các loại hình dịch vụ tư vấn và giới thiệu việc làm cho lao động như chợ việc làm, hội nghị tư vấn xuất khẩu lao động… để tạo việc làm cho người lao động. Khuyến khích các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, các thành phần kinh tế tự đào tạo nghề, truyền nghề cho người lao động góp phần phát triển kinh tế- xã hội của địa phương./.

                                                                                            


Các tin khác