Tổng kết công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật trong Đảng; việc thực hiện quy chế làm việc của Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy, nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XII (2010-2015).

Ngày 14/8/2015, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Thuận tổ chức Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật trong Đảng; việc thực hiện quy chế làm việc của Ủy ban Kiểm tra, nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XII (2010-2015). Tham dự tại điểm cầu huyện Hàm Thuận Nam, gồm có các đồng chí: Hồng Thanh Nam - Bí thư Huyện ủy; Chủ nhiệm, Phó Chủ nhiệm UBKT Huyện ủy; Đại diện lãnh đạo các ban xây dựng Đảng và Văn phòng Huyện ủy cùng 16/17 đồng chí Chủ nhiệm UBKT Đảng ủy trực thuộc (vắng Mỹ Thạnh).

Trong nhiệm kỳ qua (2010-2015), có 02 tổ chức đảng bị thi hành kỷ luật Đảng (tăng 02 tổ chức đảng so với nhiệm kỳ trước). Trong đó, Ban Thường vụ Huyện ủy thi hành kỷ luật 01 tổ chức Đảng (tập thể Ban Thường vụ Đảng ủy) với hình thức: Cảnh cáo; Đảng ủy cơ sở thi hành kỷ luật 01 Chi bộ cơ sở, với hình thức: Khiển trách. Có 49/1.758 đảng viên vi phạm bị thi hành kỷ luật trong toàn Đảng bộ (giảm 34 đảng viên so với nhiệm kỳ trước), chiếm 2,78%. Trong đó, Huyện ủy quyết định thi hành kỷ luật 04 đảng viên (chiếm 8,16%); Ban Thường vụ Huyện ủy quyết định thi hành kỷ luật 04 đảng viên (chiếm 8,16%); Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy quyết định thi hành kỷ luật 17 đảng viên (chiếm 34,69%); cấp ủy cơ sở quyết định thi hành kỷ luật 24 đảng viên (chiếm 48,97%). Đảng viên người dân tộc thiểu số bị thi hành kỷ luật 03/49 đồng chí (chiếm 6,12%); đảng viên nữ bị thi hành kỷ luật 08/49 đồng chí (chiếm 16,32%). Về hình thức kỷ luật: Khiển trách 29/49 đảng viên (chiếm 59,18%); Cảnh cáo 14/49 đảng viên (chiếm 28,57%); Cách chức 01/49 đảng viên (chiếm 2,04%); Khai trừ 05/49 đảng viên (chiếm 10,2%). Trong đó, có 13 cấp ủy viên các cấp (HUV 04, cấp ủy viên cơ sở 09); có 03 trường hợp bị phạt tù (chiếm 6,12%); 15 trường hợp bị xử lý hành chính (chiếm 30,61%); Đối tượng thuộc Ban Thường vụ Huyện ủy quản lý 22 đồng chí (chiếm 44,89%); cấp ủy cơ sở quản lý 27 đồng chí (chiếm 55,1%). Lĩnh vực công tác: Đảng 04 đồng chí (chiếm 8,16%); Hành chính Nhà nước 27 đồng chí (chiếm 55,1%); Lực lượng vũ trang 09 đồng chí (chiếm 18,36%); Lĩnh vực khác 09 đồng chí (chiếm 18,36%).

Nhìn chung, Ban Thường vụ Huyện ủy đã nhận thức đúng mức về vai trò, vị trí công tác kiểm tra, giám sát là để giữ nghiêm kỷ luật Đảng, tạo được sự chuyển biến trong phương thức lãnh đạo của cấp ủy. Từ đó, nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, giám sát; qua đó, đã ban hành các quy định, quy chế, phối hợp thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật Đảng với các đơn vị ở địa phương đúng chức năng và trình tự thủ tuc quy định; đồng thời ban hành các Quy trình về giải quyết tố cáo, khiếu nại kỷ luật Đảng của Huyện ủy và Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy bảo đảm phương hướng, phương châm, nguyên tắc, thủ tục và thẩm quyền xem xét, xử lý kỷ luật đối với đảng viên. Việc xử lý kỷ luật đối với tổ chức Đảng và đảng viên vi phạm được thực hiện nghiêm túc và đúng quy trình, thủ tục; hình thức kỷ luật tương xứng với hành vi và tính chất, mức độ vi phạm nên tổ chức Đảng và đảng viên vi phạm khi được tổ chức Đảng xử lý kỷ luật đều chấp hành tốt hình thức kỷ luật. Chỉ có 1/49 trường hợp khiếu nại hình thức kỷ luật Đảng do UBKT Huyện ủy quyết định nhưng qua xem xét thì Ban Thường vụ Huyện ủy giữ nguyên hình thức kỷ luật Khiển trách.

Bên cạnh những kết quả đạt được nêu trên, quá trình tổ chức thực hiện vẫn còn tồn tại là: Một số cuộc kiểm tra, giám sát chất lượng chưa cao; mức độ phát hiện những biểu hiện lệch lạc, sai trái để có biện pháp ngăn ngừa, giáo dục, răn đe còn thấp nên chuyển biến của đối tượng sau khi được kiểm tra, giám sát còn hạn chế. Việc thực hiện công tác kiểm tra, giám sát thiếu chặt chẽ, có lúc lúng túng về phương pháp; xem xét xử lý kỷ luật Đảng, giải quyết đơn - thư khiếu nại, tố cáo có lúc chưa đảm bảo quy trình, thời gian còn kéo dài… Ủy ban Kiểm tra các cấp thiếu chủ động để làm tốt việc khảo sát, nắm bắt tình hình, dư luận nhằm kịp thời tham mưu cấp ủy hoặc tiến hành kiểm tra, giám sát đối với tổ chức Đảng, đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm.

Nguyên nhân của tồn tại là: Một số cấp ủy thiếu quan tâm đến công tác kiểm tra, giám sát của Đảng nên kết quả thực hiện còn có phần hạn chế; Cán bộ làm công tác kiểm tra chưa đảm bảo về số lượng, cán bộ Ủy ban Kiểm tra cơ sở chủ yếu là kiêm nhiệm lại thường xuyên biến động, thiếu kinh nghiệm, nên lúng túng trong xử lý dẫn đến chất lượng các cuộc kiểm tra, giám sát còn hạn chế; tình trạng phát sinh đơn, thư tố cáo, khiếu nại; vi phạm của cán bộ, đảng viên có chiều hướng gia tăng, chủ yếu là liên quan đến lĩnh vực đất đai, tài nguyên khoáng sản, đầu tư xây dựng cơ bản; phẩm chất đạo đức, lối sống; công tác bố trí sử dụng cán bộ.

Để thực hiện có hiệu quả hơn công tác kiểm tra, giám sát trong thời gian tới, bên cạnh phát huy những ưu điểm, khắc phục những tồn tại đã nêu cần tập trung một số giải pháp thực hiện trong thời gian tới, cụ thể là: Làm tốt công tác giáo dục chính trị tư tưởng, tiếp tục thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” đúng thực chất; bổ sung Ủy viên Ủy ban Kiểm tra chuyên trách đủ số lượng; nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ, cấp ủy; thực hiện chế độ tự phê bình và phê bình, các nguyên tắc, chế độ sinh hoạt Đảng; lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác kiểm tra, giám sát hướng vào lĩnh vực dễ phát sinh tiêu cực như: Tài nguyên khoáng sản, xây dựng cơ bản, quản lý tài chính…để ngăn ngừa vi phạm, tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra tổ chức Đảng và đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm, kịp thời xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm để giáo dục phòng ngừa chung./.


Các tin khác