Hàm Thuận Nam nhiều chuyển biến trong công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

  • /
  • 10.7.2012 - 16:24

Đội ngũ cán bộ nữ được các cấp ủy Đảng, chính quyền quan tâm; đến nay toàn huyện có 441 đảng viên nữ/ 1.449 đảng viên, chiếm 30,43% so với tổng số đảng viên, so với khi chưa có Nghị quyết tăng 121 đảng viên nữ/ 313 đảng viên; trong 5 năm đã cử 98 cán bộ nữ/ 350 lượt cán bộ đi đào tạo, bồi dưỡng ở từng bậc học, ngành học, chiếm 28% so với cán bộ được đào tạo, bồi dưỡng; trong đó đào tạo về lý luận chính trị 33 cán bộ nữ/ 134 cán bộ (đến nay đội ngũ cán bộ nữ có trình độ lý luận chính trị từ cao cấp trở lên 08; thạc sỹ chuyên môn 02); nâng tổng số cán bộ nữ được đào tạo, bồi dưỡng lên 163/ 961 cán bộ, chiếm 16,96% so với tổng cán bộ được đào tạo, bồi dưỡng.

 Tiếp thu tinh thần Nghị quyết 11-NQ/TW ngày 27/4/2007 của Bộ chính trị; Chương trình hành động số 08-NQ/TU ngày 14/8/2007 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về công tác phụ nữ thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; ngày 19/10/2007, Ban Thường vụ Huyện ủy cụ thể hóa bằng Chương trình hành động số 15-NQ/HU và tổ chức hội nghị mở rộng để triển khai, quán triệt cho đội ngũ cán bộ chủ chốt của huyện và các xã, thị trấn; đồng thời chỉ đạo các ngành chức năng của huyện, Mặt trận, các đoàn thể chính trị- xã hội huyện và cấp ủy cơ sở xây dựng Chương trình, Kế hoạch cụ thể hoá Chương trình hành động số 15 của Ban Thường vụ Huyện ủy ở cơ quan, đơn vị, cơ sở mình và mở hội nghị quán triệt cho đội ngũ cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và nhân dân. Đến cuối năm 2007 các ban ngành, Mặt trận, đoàn thể, hội quần chúng và 13/13 xã, thị trấn tổ chức học tập, quán triệt gắn với việc cụ thể hóa bằng Chương trình, Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động số 15 của Ban Thường vụ Huyện ủy và Kế hoạch số 4878 của UBND tỉnh phù hợp với đặc điểm tình hình của từng cấp, từng ngành, cơ sở xã, thị trấn. Kết quả có 96% cán bộ, đảng viên học tập quán triệt (trừ một số đảng viên già yếu miễn sinh hoạt); 85% đoàn viên, hội viên các đoàn thể, hội quần chúng tham gia học tập. Quá trình thực hiện Ban Thường vụ Huyện ủy tiếp tục ban hành Kế hoạch số 64-KH/HU, ngày 03/4/2009 để thực hiện Kế hoạch số 45/KH/TU, ngày 18/2/2009 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về kiểm tra việc lãnh đạo thực hiện công tác phụ nữ thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước ở một số ban, ngành, Mặt trận, đoàn thể huyện và 4/13 xã, thị trấn (Tân Lập, Tân Thành, Hàm Kiệm và Mương Mán). Năm 2011, Ban Thường vụ Huyện ủy chỉ đạo cơ sở và mở hội nghị sơ kết 4 năm thực hiện Nghị quyết, qua đó rút kinh nghiệm, tìm ra nguyên nhân, giải pháp để khắc phục những tồn tại, hạn chế trong quá trình thực hiện. Sau hội nghị sơ kết Ban Thường vụ Huyện ủy có Thông báo số 29-TB/HU ngày 12/9/2011 về kết luận hội nghị và chỉ đạo đẩy mạnh công tác công tác phụ nữ trong những năm tiếp theo; qua kiểm tra, theo dõi kết quả triển khai ở các cơ quan, đơn vị, địa phương, Ban Thường vụ Huyện ủy tiếp tục ban hành Kế hoạch số 41-KH/HU, ngày 09/3/2012 để lãnh đạo, chỉ đạo đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, phổ biến và triển khai, thực hiện Nghị quyết theo tinh thần chỉ đạo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy tại Thông báo kết luận số 144-KL/TU, ngày 12/10/2011.

Nhìn chung, qua quán triệt và tổ chức thực hiện đội ngũ cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân có sự chuyển biến nhận thức về vai trò, vị trí của phụ nữ trong xã hội; đặc biệt là trong giới chị em phụ nữ có sự chuyển biến rõ rệt, quan tâm hơn trong việc xây dựng gia đình “ấm no, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc”, góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế, văn hóa- xã hội, giữ vững quốc phòng, an ninh ở địa phương.

Đội ngũ cán bộ nữ được các cấp ủy Đảng, chính quyền quan tâm; đến nay toàn huyện có 441 đảng viên nữ/ 1.449 đảng viên, chiếm 30,43% so với tổng số đảng viên, so với khi chưa có Nghị quyết tăng 121 đảng viên nữ/ 313 đảng viên; trong 5 năm đã cử 98 cán bộ nữ/ 350 lượt cán bộ đi đào tạo, bồi dưỡng ở từng bậc học, ngành học, chiếm 28% so với cán bộ được đào tạo, bồi dưỡng; trong đó đào tạo về lý luận chính trị 33 cán bộ nữ/ 134 cán bộ (đến nay đội ngũ cán bộ nữ có trình độ lý luận chính trị từ cao cấp trở lên 08; thạc sỹ chuyên môn 02); nâng tổng số cán bộ nữ được đào tạo, bồi dưỡng lên 163/ 961 cán bộ, chiếm 16,96% so với tổng cán bộ được đào tạo, bồi dưỡng. Việc sắp xếp, bố trí, bổ nhiệm cán bộ nữ gắn với nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ nữ trong tình hình mới được các cấp ủy Đảng quan tâm; nên tỷ lệ cán bộ nữ trong từng tổ chức, cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận, đoàn thể ở địa phương có tỷ lệ khá hơn so với khi chưa có Nghị quyết. Hiện nay cán bộ nữ tham gia cấp ủy huyện nhiệm kỳ 2010- 2015 có 5/ 40, chiếm 12,5% (giảm 4,17% so với nhiệm kỳ trước); cấp ủy cơ sở 33/ 204, chiếm 16,18 % (tăng 4,64% so với nhiệm kỳ trước), trong đó cấp xã, thị trấn 21/ 125, chiếm 16,8%; đại biểu HĐND nhiệm kỳ 2011- 2016 cấp huyện có 11 nữ/ 40 đại biểu, chiếm 27,5% so với tổng số đại biểu (tăng 10% so với nhiệm kỳ trước); cấp xã, thị trấn có 89 nữ/ 357 đại biểu, chiếm 24,93 % so với đại biểu (tăng 8,02% so với nhiệm kỳ trước). Đội ngũ cán bộ nữ giữ vai trò chủ chốt ở các ban, ngành cấp huyện có 20/ 124, chiếm 16,13% (tăng 08 nữ so với khi chưa có Nghị quyết); cán bộ nữ chủ chốt ở các ban, ngành cấp xã, thị trấn thuộc Ban Thường vụ Huyện ủy quản lý có 06/ 71, chiếm 8,45% (tăng 03 nữ so với khi chưa có Nghị quyết); ngoài ra, cán bộ nữ tham gia lãnh đạo ở các ban, ngành, Mặt trận, đoàn thể cấp cơ sở cũng được nâng lên đáng kể.

Công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng đối với công tác xây dựng, củng cố Hội phụ nữ các cấp có nhiều đổi mới và quan tâm hơn, đã cụ thể hóa Nghị quyết bằng các văn bản để chỉ đạo sát hợp với từng lúc, từng nơi, nhất là trong việc quy hoạch, xây dựng đội ngũ cán bộ để kịp thời thay thế, bổ sung, củng cố kiện toàn tổ chức bộ máy nhằm đi vào hoạt động hiệu quả; bên cạnh đó, tổ chức Hội phụ nữ thể hiện được tính chủ động, sáng tạo trong hoạt động, cũng như vai trò, vị trí trong xã hội, tăng cường tham mưu cho cấp ủy cùng cấp trong công tác tổ chức, cán bộ, đổi mới nội dung, phương thức hoạt động phù hợp với điều kiện thực tế ở địa phương, cơ sở; qua các phong trào hành động cách mạng các cấp Hội đẩy mạnh công tác củng cố tổ chức chi, tổ hội, phát triển thực lực chính trị vào tổ chức, nên số lượng hội viên hàng năm đều tăng, từ khi có Nghị quyết đến nay các cấp Hội đã kết nạp mới 5.340 hội viên, nâng tổng số hội viên phụ nữ toàn huyện có 19.602, chiếm 75,54% so với phụ nữ chung; trong đó có 5.053 hội viên nòng cốt, chiếm 25,8% so với tổng số hội viên, 678 cốt cán chính trị, chiếm 3,48% so với hội viên phụ nữ; phát triển mới 01 tổ chức Hội cơ sở, 03 chi hội, 07 tổ hội, nâng tổng số hiện nay có 14 Hội cơ sở, 56 chi hội, 263 tổ hội. Ngoài ra, Hội phụ nữ các cấp còn hình thành nhiều mô hình và đi vào hoạt động hiệu quả thiết thực như: Mô hình huy động vốn mua sắm phương tiện sinh hoạt gia đình, phụ nữ tiết kiệm giúp nhau giảm nghèo, hủ gạo tình thương, nuôi heo đất, phòng chống tệ nạn xã hội- mại dâm ma túy,…, thu hút đông đảo chị em phụ nữ tham gia. Riêng tổ chức, bộ máy Hội LHPN huyện, sau Đại hội lần thứ IX (nhiệm kỳ 2011- 2016) đến nay có 05 cán bộ chuyên trách, do đồng chí Huyện ủy viên làm Chủ tịch, 01 Phó Chủ tịch, 02 Ủy viên Ban Thường vụ chuyên trách và 01 cán bộ giúp việc; trình độ chuyên môn 03 đại học, 02 trung cấp; trình độ lí luận chính trị 02 cao cấp, 03 trung cấp và có độ tuổi bình quân tương đối trẻ, cùng với sự nhiệt tình công tác, nên qua 5 năm thực hiện Nghị quyết Hội LHPN huyện hàng năm đều được Hội LHPN tỉnh khen thưởng và năm 2010 được Trung ương Hội LHPN Việt Nam tặng Bằng khen.

Qua 5 năm thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa X) về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; công tác Hội và phong trào phụ nữ có nhiều chuyển biến tiến bộ; các tầng lớp phụ nữ phát huy được truyền thống đoàn kết, năng động, sáng tạo trong học tập, lao động, công tác, xây dựng gia đình “No ấm, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc”; nhận thức của xã hội về bình đẳng giới từng bước được nâng lên; vai trò, vị trí của tổ chức Hội và phụ nữ trong gia đình cũng như trong xã hội được phát huy, đời sống của phụ nữ ngày càng được cải thiện đáng kể. Tổ chức Hội phụ nữ các cấp được củng cố, kiện toàn và phát triển; hoạt động của Hội được đổi mới về nội dung, phương thức; các chương trình công tác của Hội, chương trình phối hợp liên tịch giữa Hội với chính quyền, các ban ngành, Mặt trận, đoàn thể chính trị- xã hội… được thực hiện có hiệu quả; công tác xây dựng, phát triển hội viên, hội viên nòng cốt, cốt cán chính trị được chú trọng và chất lượng hơn; tích cực tổ chức các phong trào hành động cách mạng thiết thực; góp phần thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương.

Tuy nhiên, trước yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập Quốc tế, tình hình phụ nữ và công tác phụ nữ trong huyện vẫn còn có mặt tồn tại, hạn chế đó là: Công tác tạo nguồn, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí sử dụng cán bộ nữ ở một số cấp ủy cơ sở thiếu quan tâm đúng mức; bên cạnh đó, trình độ học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ của một bộ phận cán bộ nữ chưa đáp ứng yêu cầu công tác đặt ra, nên đội ngũ cán bộ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý còn ít; vai trò tham mưu của tổ chức Hội phụ nữ cho cấp ủy chưa phát huy đầy đủ; các phong trào phụ nữ thực hiện chưa đồng đều ở các khu dân cư; điều kiện hoạt động của tổ chức Hội còn khó khăn; chưa phát huy tốt chức năng tham gia giám sát và phản biện xã hội của tổ chức Hội đối với việc thực hiện các chính sách liên quan đến phụ nữ, trẻ em; trong nhân dân tệ nạn bạo hành gia đình, tư tưởng phân biệt đối xử, coi thường phụ nữ vẫn còn…

Để tiếp tục thực hiện có hiệu quả Nghị quyết 11-NQ/TW của Bộ Chính trị; Chương trình hành động số 08-NQ/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy; Chương trình hành động số 15-NQ/HU của Ban Thường vụ Huyện ủy về công tác phụ nữ thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, huyện đã đề ra những nhiệm vụ, giải pháp tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về giới và ý thức trách nhiệm thực hiện bình đẳng giới, các Đề án của Chính phủ về giáo dục phẩm chất đạo đức phụ nữ thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa; giáo dục 5 triệu bà mẹ nuôi, dạy con tốt và việc hỗ trợ phụ nữ học nghề tạo việc làm giai đoạn 2010- 2015,… cho cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân. Thực hiện có hiệu quả hệ thống luật pháp, chính sách về bình đẳng giới, tạo điều kiện cho sự phát triển của phụ nữ. Nâng cao trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng, sự phối hợp hoạt động của chính quyền, các ban ngành, Mặt trận, đoàn thể chính trị- xã hội, nhằm tạo bước chuyển biến mạnh mẽ về công tác phụ nữ ở từng cấp, từng ngành và từng cơ sở. Tiếp tục đẩy mạnh các cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, xây dựng gia đình “No ấm, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc”; xây dựng người phụ nữ có sức khỏe, tri thức, kỷ năng nghề nghiệp, năng động, sáng tạo, có lối sống văn hoá, có lòng nhân hậu; đấu tranh xóa bỏ các hủ tục, tập quán lạc hậu, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; phòng chống có hiệu quả tệ nạn mại dâm, bạo lực gia đình, lấy chồng nước ngoài vì mục đích vụ lợi…Tăng cường củng cố, kiện toàn tổ chức Hội phụ nữ các cấp thật sự vững mạnh, để phát huy tốt hơn vai trò giám sát việc thực hiện luật pháp, các chính sách liên quan đến phụ nữ, trẻ em, vai trò phản biện xã hội và làm nòng cốt trong công tác vận động phụ nữ. Đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện Nghị quyết và những chính sách liên quan đến phụ nữ, bình đẳng giới. Khảo sát đội ngũ cán bộ nữ, nắm chắc số lượng, trình độ, để làm cơ sở cho công tác đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch và bố trí sử dụng cán bộ nữ nhiệm kỳ 2015- 2020; đảm bảo tỷ lệ theo Chương trình hành động số 15-NQ/HU của Ban Thường vụ Huyện ủy; đặc biệt là cán bộ nữ có trí thức, trẻ, cán bộ nữ người dân tộc thiểu số…

                                                                  NGỌC ÂN


  • |
  • 1006
  • |

Các tin khác